Trung Quốc Danh_sách_nạn_sùng_bái_cá_nhân

Chân dung của Tưởng Giới Thạch trên Thiên An Môn trước khi Cộng sản tiếp quảnKhu vườn của các tổng tư lệnh, thành phố Đào Viên

Tệ sùng bái cá nhân ở Trung quốc đã được tập trung vào người sáng lập Quốc Dân Đảng Tôn Trung Sơn, và người kế vị, tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch. Sự sùng bái Tưởng Giới Thạch đã đi xa hơn sau khi chính phủ cộng hòa chạy trốn đến Đài Loan. Ông thường được gọi là "Chúa Tưởng" (蔣公) ở nơi công cộng và dấu cách giữa các ký tự của tên danh hiệu của ông ta là bắt buộc trong các tài liệu in. Sách giáo khoa và bài hát ca ngợi ông ta phổ biến ở Đài Loan trước năm 1987.

Bức tượng Mao Trạch ĐôngTrung Quốc hiện đại

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông cũng có thể coi là có nạn sùng bái cá nhân, biểu hiện rõ ràng nhất là chân dung khổ lớn của ông ta treo trên mặt bắc cuối của Thiên An Môn. Nền văn hóa của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trước khi năm 1981 chịu ảnh hưởng lớn bởi Mao Trạch Đông mà đỉnh điểm là cuộc Cách mạng Văn hóa. Mao được gọi là "lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch" (伟大领袖毛主席) ở nơi công cộng và đã được đặt danh hiệu "lãnh tụ vĩ đại, chỉ huy tối cao vĩ đại, người thầy vĩ đại và thuyền trưởng vĩ đại" (伟大的领袖 lò 伟大的统帅 lò 伟大的导师 lò 伟大的舵手) trong cuộc Cách mạng Văn hóa.[1] Phù hiệu và sách có cách ngôn của ông ta được sản xuất hàng loạt. Hầu hết mọi người phải đọc Mao Tuyển và tài liệu in lúc đó thường in đậm lời của Mao cũng như trích dẫn trong lời mở đầu. Vũ điệu trung thành (忠字舞) cũng được giới thiệu trong cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài từ năm 1966 đến năm 1976.

Sự sùng bái của cá nhân tiếp tục trong một thời gian ngắn sau khi Mao chết. Người kế nhiệm, Hoa Quốc Phong cũng thực hành sùng bái cá nhân, và được gọi là "Chủ tịch Hoa lãnh tụ rực rỡ" (英明领袖华主席). Các cải cách năm 1981 dẫn đến việc hóa giải sự sùng bái Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay chống lại phong cách cai trị của Mao vì sợ rằng nó lại tạo ra sự hỗn loạn như cuộc Cách mạng Văn hóa.